Tìm kiếm Blog này

Thứ Hai, 13 tháng 6, 2011

Các bước đọc điện tâm đồ

CÁC BƯỚC ĐỌC ECG
GIẢI PHẪU HỌC

CÁC BƯỚC ĐỌC ECG
I. Nhịp.
II. Tần số.
III. Sóng P.
IV. Khoảng PR.
V. QRS.
VI. Đoạn ST.
VII. Sóng T.
VIII. Sóng U.
IX. Khoảng QTc
NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT TRƯỚC KHI ĐỌC ECG
Giấy đo ECG

Thời gian:
1 ô nhỏ = 0,04s
5 ô nhỏ = 1 ô lớn = 0,2s
Biên độ:
1 ô nhỏ = 1 mm= 0,1 mV
5 ô nhỏ = 10 mm =1 mV
Tốc độ giấy khi đo = 25 mm/s; 50 mm/s
Test mV chuẩn có hình chữ nhật với biên độ cao là 10 mm = 1 mV, các góc phải là góc vuông.
Cách mắc điện cực:
Đỏ: Tay P
Vàng: Tay T
Xanh: Chân T
Đen: Chân P
Khi khảo sát các sóng cần khảo sát một cách có hệ thống:
- Hình dạng sóng.
- Thời gian.
- Biên độ.
- Trục hay hướng của sóng khảo sát trên cả 2 mặt phẳng.
VỊ TRÍ ĐẶT ĐIỆN CỰC TRƯỚC TIM


SƠ ĐỒ MINH HỌA CÁC MẶT CẮT KHẢO SÁT TIM VÀ CÁC CHUYỂN ĐẠO TƯƠNG ỨNG

TRỤC ĐIỆN TIM

PHỨC BỘ ĐIỆN TÂM ĐỒ

I. NHỊP:
- Nhịp bình thường gọi là nhịp Xoang, được tạo ra bởi xung động điện hình thành trong nút SA và đặc trưng bởi:
- Sóng P đồng dạng tần số 60-100 lần/phút, đều.
- Sóng P (+) ở DII, aVF; P (-) ở aVR.
- Mỗi sóng P đi kèm với 1 QRS.
- PP dài nhất – PP ngắn nhất < 0,16s
- Nhịp chậm hơn 60 lần/phút gọi là nhịp Chậm xoang, nhịp nhanh hơn 100 lần/phút gọi là nhịp Nhanh xoang.
II. TẦN SỐ:
Bình thường nhịp xoang có tần số từ 60-100 lần/phút. Tần số của tim được xác định dễ dàng bằng cách đếm số ô vuông lớn giữa 2 chu chuyển tim. Tần số tim đo được = 300 / số ô lớn.
III. SÓNG P:
Là sóng đầu tiên của ECG và chỉ ra hoạt động lan truyền xung động điện ngang qua nhĩ (khử cực và tái cực nhĩ).
- Hình dạng sóng P bình thường có hình vòm thẳng (smooth), không nhọn và không có khấc (notch).
- P (+) ở DI, DII, V4-6 và aVF.
- P (-)ở aVR.
- P thay đổi ở DIII, aVL và các chuyển đạo trước tim khác.
- Thời gian < 0,12s.
- Biên độ < 0,25 mV (< 2,5 ô nhỏ).
- Trục sóng P từ 0 đến +75°.
IV. KHOẢNG PR:
- Là khoảng thời gian được tính từ khi bắt đầu sóng P đến khi bắt đầu phức bộ QRS. Là thời gian cần thiết để xung động truyền từ nhĩ qua nút nhĩ thất đến các sợi tế bào cơ tâm thất (Purkinje network).
- Bình thường từ 0,12 - 0,20s (0,12 - 0,22s).
- Phần lớn thời gian khoảng PR phản ánh hiện tượng dẫn truyền chậm qua nút AV (bị ảnh hưởng bởi hệ giao cảm và phó giao cảm), do đó khoảng PR thay đổi theo nhịp tim: khi nhịp tim nhanh - khoảng PR ngắn hơn là khi nhịp tim chậm; khoảng PR cũng dài hơn ở những bệnh nhân lớn tuổi.
V. PHỨC BỘ QRS:
- Là thành phần quan trọng nhất của ECG, nó biểu hiện sự lan truyền xung động ngang qua cơ thất (khử cực và tái cực).
- Quy ước:
* Sóng âm đầu tiên là sóng Q;
* Sóng dương đầu tiên là sóng R (có thể không có sóng Q đi trước);
* Sóng âm đi sau sóng R là sóng S …
* Các sóng đi sau đó, tùy theo sóng âm hay dương được gọi là R’, S’ …
1- Thời gian: Bình thường từ 0,05 - 0,10s.
QRS > 0,12s là biểu hiện bất thường.
2- Biên độ:
* Có giá trị bình thường trong giới hạn rộng, được tính từ đỉnh sóng dương cao nhất đến sóng âm nhất.
* Điện thế QRS thấp bất thường khi < 5mm ở các chuyển đạo chi và < 10 mm ở các chuyển đạo trước tim (hay < 5mm ở V1-V6, < 7mm ở V2-V5, < 9mm ở V3-V4).
3- Sóng Q:
- Bình thường có thể gặp sóng Q ở aVR và DIII, q ở V5-V6.
- Thời gian sóng Q bình thường < 0,03s.
- Mất đi sóng q ở V5-V6 được xem là bất thường.
4- Sóng R:
- Bình thường tăng dần biên độ từ V1 → V4 hay V5. Việc mất đi diễn tiến này của sóng R có thể chỉ ra bất thường.
- R cao ở V5, V gặp trong lớn thất trái; sóng R giảm dần biên độ từ V1 → V5 có thể chỉ ra bệnh lý NMCT.
5- Sóng S:
Thay đổi nhỏ dần từ V1 - V6 (xem hình).
6- Trục QRS:
- Cách tính trục: Phải tính trên cùng 1 hệ thống quy chiếu.
* Dựa vào biên độ QRS ở các chuyển đạo DI, DII, DIII.
* Dựa vào biên độ QRS ở DIII và aVF.
* Bình thường trục điện tim từ -30° đến +90°.
VI. ĐOẠN ST:
- Là khoảng thời gian cơ tâm thất còn trong giai đoạn khử cực, được tính từ cuối QRS (điểm J) đến sóng T.
- Điểm quan trọng nhất của đoạn ST chính là sự thay đổi vị trí của nó so với đường đẳng điện (ST level) và hình dạng của đoạn ST (ST shape).
- Bình thường đoạn ST thường nằm ngang với đoạn TP (đường đẳng điện) hay chênh rất ít. Đôi khi đoạn ST nâng lên cao < 1mm ở chuyển đạo chi và < 2mm ở chuyển đạo trước ngực, nhưng không bao giờ nằm dưới đường đẳng điện > 0,5 mm.
- Hình ảnh thay đổi đoạn ST:
HÌnh thay doi ST
VII. SÓNG T:
- Là sóng biểu hiện thời gian hồi phục của các tâm thất.
- Cần chú ý đến 3 đặc điểm của sóng T: Direction - Shape - Height.
* Direction:
. Dương ở DI, DII, V3, V4, V5, V6.
. Âmở aVR.
. Thay đổi ở DIII, aVL, aVF, V1 và V2.
“Sóng T dương ở aVL và aVF nếu QRS cao hơn 5mm”.
* Shape:
Hình hơi tròn và không đối xứng. Sóng T có khấc (notch) thường gặp ở trẻ con bình thường, nhưng đôi khi gặp trong viêm màng ngoài tim. Sóng T nhọn và đối xứng (dương hoặc âm) nghi ngờ NMCT.
* Height:
Bình thường không quá 5mm ở chuyển đạo chuẩn và không quá 10mm ở chuyển đạo trước tim. Thường sóng T cao gợi ý bệnh lý ĐM vành, tăng Kali, TBMN.
Thời gian của sóng T không có vai trò quan trọng nên không được sử dụng (chỉ được sử dụng trong đo QT).
VIII. SÓNG U:
Bình thường không gặp trên ECG, nếu có là một sóng nhỏ đi sau sóng T.
Sóng U cùng chiều với sóng T và bằng khoảng 1/10 sóng T về biên độ.
Nguồn gốc sóng U còn chưa chắc chắn (có thể là hiện tượng tái cực của các cấu trúc nội mạc như là cơ nhú hay mạng Purkinje).
IX. KHOẢNG QT:
- Được tính từ đầu QRS đến cuối sóng T, là thời gian hoạt hóa và hồi phục tâm thất. QT giảm đi khi nhịp tim gia tăng, do đó khoảng QT phải được điều chỉnh theo nhịp tim và được ký hiệu là QTc.
- BAZETT đưa ra công thức tính QTc như sau: QTc = QT / RR
Công thức tính trên được điều chỉnh bởi Hodge, Macfarlane, Viitch Lawrie:
+ QTc = QT + 1.75 (ventricular – 60).
+ Giá trị bình thường của QTc khoảng 0,41s.

Thứ Hai, 31 tháng 1, 2011

CÁC CHUYÊN NGÀNH KHÁC


Y học cơ sở

Y HOC CƠ SỞ


Y học cơ sở

CẬN LÂM SÀNG


Cận lâm sàng

NHI KHOA


Nhi khoa

Hội chứng ReyePDF.InEmail
Viết bởi Y học NET   
Thứ tư, 01 Tháng 4 2009 13:21
Hội chứng Reye
Aspirin là loại thuốc có mặt chủ yếu ở nhiều tủ thuốc gia đình. Nhưng nếu bạn có trẻ con, loại thuốc thông dụng này có thể trở nên nguy hiểm. Aspirin có mối liên hệ với hội chứng Reye, một tình trạng hiếm gặp nhưng nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến trẻ em và thanh thiếu niên đang trong giai đoạn hồi phục sau nhiễm virus.
Hội chứng Reye được đặc trưng bởi sự phù nề ở gan và não. Nếu được chẩn đoán sớm sẽ có thể cứu được mạng sống của trẻ.
Cập nhật ngày Thứ ba, 16 Tháng 6 2009 05:35
Đọc thêm...
 

Đau bụng ở trẻ emPDF.InEmail
Viết bởi Y học NET   
Thứ bảy, 18 Tháng 10 2008 08:22
Đau bụng ở trẻ em
Đau bụng là một trong những lý do khiến các bậc cha mẹ đưa con mình đến bệnh viện nhiều nhất. Việc đánh giá một cơn đau dạ dày có thể là một thử thách cho cả cha mẹ lẫn thầy thuốc.
Cập nhật ngày Thứ ba, 16 Tháng 6 2009 05:36
Đọc thêm...
 

SẢN PHỤ KHOA


Sản phụ khoa

NGOẠI KHOA


Ngoại khoa
Ngoại khoa
Ngoại khoa là một nhánh của y học có nhiệm vụ thực hiện những thao tác tay chân trên cơ thể người để chẩn đoán, ngăn ngừa hoặc điều trị bệnh. Ambroise Paré, một phẫu thuật viên người Pháp ở thế kỷ 16 đã nêu 5 lý do để tiến hành 1 cuộc phẫu thuật là: "Để loại bỏ những thứ không cần thiết, gắn lại những thứ đã bị lệch khỏi chỗ cũ của nó, tách những thứ dính lại với nhau, nối những thứ bị tách ra và sữa chữa những khuyết tật bẩm sinh". Ngay từ lúc con người bắt đầu học cách tạo ra và sử dụng các công cụ, họ đã tìm cách sử dụng tài năng của mình để hoàn thiện các kỹ thuật ngoại khoa càng ngày càng tinh vi hơn. Tuy nhiên, cho đến khi cuộc cách mạng công nghiệp xảy ra, các phẫu thuật viên vẫn không thể vượt qua được 3 trở ngại chính gây nguy hiểm cho nền y học ngay từ buổi đầu sơ khai, đó là chảy máu, đau và nhiễm trùng. Những tiến bộ trong các lĩnh vực trên đã biến ngoại khoa thành một "nghệ thuật" đầy nguy cơ trở thành một ngành khoa học có khả năng điều trị nhiều loại bệnh và bất thường khác nhau.
Ngoại khoa đã trải qua rất nhiều cuộc thăng trầm trong lịch sử. Thông thường, các phẫu thuật viên từng chỉ được xem là 1 kỹ thuật viên còn bác sĩ (có mối liên hệ lịch sử nhiều hơn với linh mục và các pháp sư) mới thật sự là người có khả năng chữa bệnh. Trong sự phát triển của y học hiện đại, cả hai bằng cấp này được dạy chung với nhau và học viên có thể thu thập đủ kiến thức để điều trị bệnh cũng như phẫu thuật sau khóa học.
Ngày nay, ngoại khoa bao gồm rất nhiều kỹ thuật khác nhau chẳng hạn như cắt bỏ các mô của cơ thể, giải phóng chỗ bị nghẽn, mang những động mạch và tĩnh mạch ra nơi khác để cung cấp thêm máu cho những khu vực không nhận đủ máu. Người ta còn dùng các mẫu da, đôi khi được làm từ vật liệu nhân tạo, để cấy ghép vào những vùng da bị khiếm khuyết, và đặt những thanh kim loại vào xương để thay thế phần xương bị  gãy. Phẫu thuật đôi khi còn dùng để giúp chấn đoán. Sinh thiết, là khi người ta lấy một mẫu mô ra khỏi cơ thể để khảo sát chúng dưới kính hiển vi, là một dạng phổ biến nhất của phẫu thuật chẩn đoán. Trong một số trường hợp cấp cứu, vào lúc này thì không có thời gian để thực hiện các thủ thuật chẩn đoán do đó phẫu thuật được sử dụng để chẩn đoán và cả điều trị. Chẳng hạn như cần phải phẫu thuật nhanh chóng để xác định và sửa chữa những cơ quan đang chảy máu do chấn thương, tai nạn hay bị đâm phải.
Có 3 loại phẫu thuật thường được nhắc đến là phẫu thuật cấp cứu, bán cấp và chương trình. Phẫu thuật cấp cứu, chẳng hạn như phải ngăn chặn xuất huyết nội nhanh chóng, cần phải được thực hiện càng nhanh càng tốt, chỉ cần chậm trễ 1 phút là mọi chuyện đều có thể thay đổi. Phẫu thuật bán cấp, chẳng hạn như cắt bỏ ruột thừa bị viêm, có thể thực hiện tốt nhất trong vòng vài giờ. Phẫu thuật chương trình, chẳng hạn như thay khớp gối, có thể được hoãn lại trong một khoảng thời gian cho đến khi mọi việc được hoàn tất để bảo đảm cơ hội cho bệnh nhân có thể trải qua cuộc phẫu thuật một cách tốt nhất.
Dưới đây, chúng tôi xin chia Ngoại khoa ra thành một số chuyên mục nhỏ để các bạn tiện theo dõi: 

HEN PHẾ QUẢN


Hen là một loại bệnh ảnh hưởng đến đường dẫn khí của phổi (phế quản). Hen gây ra bởi quá trình viêm mạn tính (kéo dài) của phế quản. Nó làm cho phế quản, hoặc đường dẫn khí, của bệnh nhân trở nên nhạy cảm với nhiều tác nhân khác nhau.
  • Khi quá trình viêm bị kích thích bởi một số yếu tố bên trong và bên ngoài, đường thở sẽ phù nề và ứ đàm.
  • Các cơ của phế quản sẽ co lại làm cho phế quản hẹp hơn nữa.
  • Sự hẹp này làm cho khí khó có thể thoát ra được khỏi phổi (thở ra khó).
  • Hiện tượng kháng lại lực thở ra (thở ra khó) này là triệu chứng đặc trưng của bệnh hen.
Vì hen gây ra sự đề kháng, hoặc tắc nghẽn, luồng không khí thở ra, nên nó được gọi là bệnh phổi tắc nghẽn. Thuật ngữ y học chỉ tình trạng này là bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính hay COPD (chronic obstructive pulmonary disease).COPD là một nhóm bệnh trong đó bao gồm không chỉ có hen mà còn có viêm phế quản mạn tính và khí phế thủng.
Cũng như các bệnh mạn tính khác, hen là một bệnh mà bạn phải chịu đựng nó hằng ngày trong suốt cuộc đời. Bạn có thể bị lên cơn hen bất cứ khi nào bạn tiếp xúc với một trong những dị nguyên của bạn. Không giống như các bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính khác, hen có thể phục hồi được.
  • Hen không thể chữa khỏi được nhưng có thể kiểm soát được.
  • Bạn có cơ hội kiểm soát được hen nhiều hơn nếu như được chẩn đoán sớm và bắt đầu điều trị ngay sau đó.
  • Nếu được điều trị thích hợp, bệnh nhân hen có thể sẽ ít lên cơn hen hơn và các cơn hen nếu có xảy ra thì cũng sẽ ít nặng nề hơn.
  • Nếu không được điều trị, có thể bệnh nhân sẽ lên cơn hen thường xuyên và nặng hơn và thậm chí có thể tử vong.
Hiện nay, hen gặp nhiều hơn ở các nước phát triển. Lý do chính xác vẫn chưa được biết rõ nhưng có thể có sự góp phần của những yếu tố dưới đây:
  • Chúng ta trải qua một tuổi thơ ít phải chịu tiếp xúc với những tác nhân nhiễm trùng như ông bà ta lúc trước nên hệ miễn dịch của chúng ta cũng trở nên ít nhạy cảm hơn.
  • Chúng ta ở nhà nhiều hơn thời trước nên tiếp xúc với các yếu tố dị ứng ở trong nhà nhiều hơn chẳng hạn như bụi nhà.
  • Không khí thời nay cũng bị ô nhiễm nhiều hơn thời xưa.
  • Cách sống hiện đại làm chúng ta ít vận động hơn trước và béo phì ngày càng phổ biến. Có một vài bằng chứng cho thấy có sự liên quan giữa béo phì và hen.
Tuy nhiên, tin tốt lành là những người bị hen hoàn toàn có thể sống cho đến cuối đời. Những cách điều trị hen hiện tại nếu được tuân thủ chặt chẽ sẽ giúp bệnh nhân hen giới hạn được số lần lên cơn. Với sự giúp đỡ của các bác sĩ, bạn có thể kiểm soát được căn bệnh của mình.
NGUYÊN NHÂN
Chúng ta chưa biết được nguyên nhân chính xác gây ra hen.
  • Điểm chung của những bệnh nhân hen là đường dẫn khí của họ bị viêm mạn tính và quá mẫn với nhiều loại dị nguyên.
  • Các nghiên cứu tập trung vào vấn đề: "Tại sao người này có thể bị hen trong khi những người khác lại không bị ?"
  • Một số người khi mới sinh ra đã có khuynh hướng bị hen trong khi một số khác lại không có. Các nhà khoa học đang cố tìm ra các gen gây ra khuynh hướng này.
  • Môi trường mà bạn đang sống và cách sống của bạn xác định được một phần rằng bạn có bị lên cơn hen hay không.
Cơn hen là phản ứng của cơ thể đối với dị nguyên. Nó tương tự với phản ứng dị ứng ở nhiều điểm.
  • Phản ứng dị ứng là đáp ứng của hệ miễn dịch của cơ thể với những tác nhân lạ.
  • Khi các tế bào của hệ miễn dịch nhận thấy tác nhân lạ, chúng sẽ tạo ra một chuỗi những phản ứng giúp cơ thể chống lại.
  • Nếu chuỗi phản ứng này làm sản xuất dịch nhầy và co thắt phế quản chúng sẽ tạo ra những triệu chứng của một cơn hen.
  • Những tác nhân lạ trong bệnh hen được liệt kê ở bên dưới và chúng thay đổi tùy theo từng đối tượng.
Mỗi một bệnh nhân hen có những loại dị nguyên khác nhau. Có khi gần như tất cả những dị nguyên gây ra cơn hen ở một số người lại không gây ra triệu chứng gì ở những người còn lại. Một số dị nguyên thường gặp gây ra cơn hen có thể là:
  • Tiếp xúc với khói thuốc lá hoặc khói tạo ra bởi củi đốt.
  • Hít phải không khí ô nhiễm.
  • Hít phải những tác nhân kích thích đường hô háp khác chẳng hạn như nước hoa hoặc chất tẩy rửa.
  • Tiếp xúc với những chất kích thích đường hô hấp tại nơi làm việc.
  • hít phải những chất gây dị ứng (dị nguyên) chẳng hạn như mọt, bụi nhà hoặc lông súc vật.
  • Bị nhiễm trùng đường hô hấp trên, chẳng hạn như cảm cúm, viêm xoang hoặc viêm phế quản.
  • Thời tiết lạnh, khô.
  • Cảm xúc hưng phấn hoặc stress.
  • Vận động quá nhiều.
  • Trào ngược dịch dạ dày - còn được gọi là bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD - Gastroesophageal reflux disease)
  • Sulphit - một chất phụ gia của một số loại thức ăn và rượu.
  • Kinh nguyệt - ở một số phụ nữ (không phải là tất cả) có triệu chứng hen liên quan chặt chẽ đến chu kỳ kinh nguyệt.
Những yếu tố nguy cơ của hen
  • Sốt mùa cỏ khô (viêm mũi dị ứng) và một số chất dị nguyên khác.
  • Eczema (chàm) - một loại dị ứng khác ảnh hưởng trên da.
  • Di truyền - có cha mẹ hoặc anh chị em cũng bị hen

TRIỆU CHỨNG
Khi đường thở bị kích thích hoặc nhiễm trùng có thể gây khởi phát cơn hen. Cơn hen có thể xuất hiện đột ngột hoặc từ từ sau vài ngày hay vài giờ. Những triệu chứng chính của cơn hen bao gồm:
  • Thở khò khè
  • Không thở được.
  • Co nặng ngực.
  • Ho
  • Nói khó
Những triệu chứng trên có thể xảy ra trong suốt ngày hoặc đêm. Nếu xảy ra ban đêm, có thể nó sẽ làm phá vỡ giấc ngủ của bạn.
Thở khò khè là triệu chứng thường gặp nhất của cơn hen.
  • Khò khè là tiếng rít đi kèm với nhịp thở.
  • Tiếng khò khè thường nghe thấy ở thì thở ra, tuy nhiên có cũng có thể nghe thấy được ở thì hít vào.
  • Không phải tất cả những bệnh nhân bị hen đều thở khò khè và không phải tất cả những người thở khò khè đều bị hen.
Những hướng dẫn chăm sóc cho bệnh nhân bị hen hiện nay bao gồm việc phân độ cho độ nặng của triệu chứng hen như sau:
  • Nhẹ - không liên tục: tần số xuất hiện cơn hen không quá 2 lần/tuần và triệu chứng về đêm không quá 2 tuần/tháng. Cơn hen kéo dài không quá vài giờ. Độ nặng của cơn thay đổi nhưng không có triệu chứng giữa các cơn.
  • Nhẹ - liên tục: tần số xuất hiện cơn hen nhiều hơn 2 lần/tuần nhưng không phải hằng ngày, triệu chứng về đêm nhiều hơn 2 lần/tháng. Cơn hen đôi khi có thể ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày.
  • Trung bình - liên tục: tần số xuất hiện cơn hen và triệu chứng về đêm nhiều hơn 1 lần/tuần. Cơn hen xảy ra với cường độ nặng hơn và ít nhất là 2 lần/tuần và có thể kéo dài hằng ngày. Cần phải sử dụng thuốc tác dụng nhanh và thay đổi sinh hoạt hằng ngày.
  • Nặng - liên tục: cơn hen xảy ra thường xuyên, triệu chứng về đêm xảy ra liên tục và làm giới hạn những sinh hoạt hằng ngày.
Một bệnh nhân bị hen mức độ nhẹ hoặc trung bình cũng có thể bị lên cơn hen nặng. Độ nặng của hen có thể thay đổi theo thời gian trở nên tốt hơn hoặc xấu hơn.HI NÀO CẦN ĐẾN SỰ CAN THIỆP CỦA Y HỌC
Nếu bạn nghĩ chính mình hoặc con bạn bị hen, hãy đến gặp bác sĩ. Một số dấu hiệu có thể giúp bạn nghĩ đến bệnh hen bao gồm:
  • Thở khò khè
  • Khó thở
  • Đau hoặc co ép ngực
  • Ho tái phát, không đều và nặng hơn về đêm.
Nếu bạn hay con bạn bị hen, cần phải có một bảng hướng dẫn bao gồm những việc phải làm khi cơn hen xuất hiện, khi nào thì cần gọi bác sĩ và khi nào thì cần đưa đến phòng cấp cứu.
  • Hít 2 liều thuốc đồng vận beta đường xịt cách nhau 1 phút. Nếu không đỡ, xịt thêm những liều kế tiếp cách nhau mỗi 5 phút. Nếu không có đáp ứng sau 8 lần xịt (trong vòng 40 phút) thì nên đưa người bệnh đến bác sĩ.
  • Nên gọi cho bác sĩ nếu bạn đang lên cơn hen và đã dùng steroid đường uống hay được xịt hoặc tác dụng của thuốc qua đường xịt không kéo dài quá 4 giờ.
  • Trên đây chi là những hướng dẫn chung, nếu bác sĩ đề nghị một kế hoạch điều trị khác thì hãy tuân thủ theo kế hoạch đó.
Mặc dù đây là bệnh có thể hồi phục được nhưng một cơn hen nặng cũng có thể gây tử vong.
  • Nếu bạn đang lên cơn hen và thở hơi ngắn hoặc không liên lạc được với bác sĩ thì bạn cần phải đến phòng cấp cứu của bệnh viện gần nhất.
  • Không nên tự đến bệnh viện một mình, hãy đi cùng với người thân hoặc bạn bè. Nếu bạn ở một mình, hãy gọi số điện thoại cấp cứu để được chở đến bằng xe của bệnh viện.
LÂM SÀNG & CẬN LÂM SÀNG
Nếu bạn được đưa đến phòng cấp cứu vì lên cơn hen, bác sĩ sẽ đánh giá độ nặng của cơn. Cơn hen sẽ được chia ra làm các độ: nhẹ, trung bình, nặng. Sự phân độ này dựa trên một số yếu tố sau:
  • Độ nặng và thời gian kéo dài của triệu chứng.
  • Mức độ tắc nghẽn đường thở.
  • Cơn hen có làm cản trở những sinh hoạt hằng ngày hay không.
Cơn nhẹ và trung bình thường bao gồm những triệu chứng sau, có thể diễn tiến từ từ:
  • Co nặng ngực
  • Ho hoặc khạc đàm
  • Khó ngủ hoặc ngủ không ngon.
  • Khò khè.
Cơn nặng ít gặp hơn. Thường bao gồm những triệu chứng sau:
  • Không thở được
  • Nói khó
  • Căng xiết cơ cổ
  • Môi và giường móng có màu xám nhẹ hoặc xanh.
  • Lồng ngực im lặng - không có tiếng rít khi hít vào hay thở ra.
Nếu bệnh nhân có thể nói được, các bác sĩ sẽ hỏi về triệu chứng, tiền sử bệnh và thuốc đã dùng. Cố gắng trả lời càng hoàn chỉnh càng tốt. Bác sĩ cũng sẽ khám và quan sát bệnh nhân lúc đang thở.
Nếu đây là lần đầu xảy ra cơn hen, hoặc đây là lần đầu bạn đến khám vì những triệu chứng của mình, các bác sĩ sẽ đưa ra những câu hỏi và cho làm các xét nghiệm để tìm kiếm và loại trừ những nguyên nhân khác gây ra những triệu chứng đó.
Phương pháp đo khả năng thở của bạn bao gồm:
  • Phế dung ký: dùng để đo bạn hít vào bao nhiêu khí và bạn thở ra mạnh đến mức nào. Xét nghiệm này có thể được thực hiện trước và sau khi dùng thuốc xịt. Đo phế dung ký là một cách tốt để xác định xem chức năng thở của bạn đã suy giảm đến mức nào sau cơn hen.
  • Lưu lượng đỉnh: đây là một cách khác để đo độ mạch của hơi thở ra trong cơn hen.
  • Nồng độ oxy: một que thăm dò được đặt vào đầu ngón tay để đo nồng độ oxy có trong máu.
Không có một xét nghiệm máu nào có thể xác định chính xác nguyên nhân của hen.
  • Xét nghiệm máu có thể cần thiết vì là dấu hiệu của nhiễm trùng có thể là yếu tố góp phần gây ra cơn hen.
  • Ở cơn nặng, có thể cần phải lấy máu ở động mạch để xác định chính xác xem có bao nhiêu oxy và CO2 hiện diện trong cơ thể bạn.
X-quang ngực cũng có thể được thực hiện để loại trừ hầu hết những nguyên nhân khác gây ra những triệu chứng trên.
ĐIỀU TRỊ
Do hen là một bệnh mạn tính nên quá trình điều trị đòi hỏi phải kéo dài rất lâu. Một số người cần phải điều trị cho đến suốt đời. Cách tốt nhất để cải thiện tình trạng của bạn và sống theo cách của bạn là tìm hiểu tất cả những gì có thể về bệnh hen của mình và những gì bạn có thể làm để cho nó tốt hơn.
  • Trở thành một cộng sự đối với bác sĩ của bạn. Dùng những tài liệu mà bác sĩ cung cấp cho bạn - thông tin, giáo dục và ý kiến chuyên môn - để có thể tự giúp mình.
  • Nhận thức rõ về những tác nhân dị ứng và làm tất cả những gì có thể để tránh chúng.
  • Tuân thủ đúng những biện pháp điều trị mà bác sĩ khuyên. Hiểu những biện pháp điều trị của mình. Biết được công dụng và cách dùng của từng loại thuốc.
  • Đến tái khám định kỳ theo đúng lịch.
  • Thông báo cho bác sĩ biết những thay đổi hoặc nếu các triệu chứng trở nến xấu đi một cách nhanh chóng.
  • Thông báo cho bác sĩ về những tác dụng phụ của thuốc mà bạn gặp phải.
Dưới đây là những mục tiêu của việc điều trị:
  • Phòng ngừa những triệu chứng đang tiến triển và gây khó chịu.
  • Phòng ngừa xảy ra cơn hen.
  • Phòng ngừa cơn hen nặng cần phải đến khám bệnh hay đến phòng cấp cứu hoặc phải nhập viện.
  • Tiếp tục duy trì những sinh hoạt hằng ngày.
  • Giữ chức năng phổi ở mức bình thường hoặc gần bình thường
  • Giới hạn những tác dụng phụ của thuốc xuống ít nhất trong khả năng cho phép.
Tại nhà
Chế độ điều trị hiện tại được xây dựng sao cho hạn chế đến mức tối thiểu những khó chịu, bất lợi và hạn chế hoạt động thể lực. Nếu bạn tuân thủ điều trị một cách chặt chẽ, có thể bạn sẽ tránh hoặc giảm được số lần đến khám bệnh ở bác sĩ hay số lần phải đến phòng cấp cứu.
  • Nhận biết được những tác nhân gây dị ứng của mình và làm mọi cách có thể để tránh được chúng.
  • Bỏ hút thuốc.
  • Không dùng thuốc ho vì chúng không giúp ích được gì cho bệnh hen cả và còn có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn nữa.
  • Aspirin và một số thuốc kháng viêm không steroid, chẳng hạn như ibuprofen, có thể làm hen nặng hơn ở một số người. Do đó, những loại thuốc này không nên được dùng mà không có lời khuyên của bác sĩ.
  • Không dùng những loại thuốc xịt không cần kê toa. Chúng chứa những hợp chất có tác dụng rất ngắn nên có thể không đủ thời gian để thoát khỏi được cơn hen và có thể gây ra những ác dụng phụ không mong muốn.
  • Chỉ dùng những thuốc mà bác sĩ kê toa.
  • Không dùng những loại thuốc nam hoặc những thực phẩm bổ sung không được kê toa, ngay cả khi chúng hoàn toàn từ tự nhiên mà không hỏi ý kiến bác sĩ trước. Một số loại trong đó có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn hoặc gây cản trở tác dụng của thuốc mà bạn đang sử dụng.
  • Nếu thuốc không hiệu quả, không dùng thêm thuốc quá mức giới hạn mà bạn được kê toa. Sử dụng quá liều những thuốc điều trị hen có thể gây nguy hiểm.
  • Chuẩn bị sẵn sàng cho bước kế tiếp trong bảng hướng dẫn của bác sĩ nếu cần thiết.
Nếu bạn nghĩ thuốc đang dùng không hiệu quả, hãy thông báo cho bác sĩ biết ngay lập tức.
Tại bệnh viện
Nếu bạn đang ở phòng cấp cứu, có thể bạn sẽ được bắt đầu điều trị ngay trong lúc các bác sĩ đang đánh giá bệnh.
  • Bạn có thể sẽ được cho thở oxy qua mặt nạ hoặc qua một ống gắn vào mũi.
  • Bạn có thể được cho thuốc đồng vận beta dạng phung qua mặt nạ hoặc qua máy phun khí dung, có thể có hoặc không có kèm theo kháng cholinergic.
  • Một phương pháp khác để cho bệnh nhân dùng thuốc đồng vận beta là dùng bình xịt có định liều (MDI: metered dose inhaler). MDI cung cấp một liều cơ bản của thuốc trong mỗi nhát xịt.
  • Nếu bạn đã được dùng thuốc steroid, hoặc mới ngừng thuốc steroid gần đây, hoặc cơn hen quá nặng, có thể bạn sẽ phải dùng đến steroid đường tĩnh mạch.
  • Nếu bạn đang dùng methylxanthine, chẳng hạn như theophylline hoặc aminophylline, nên kiểm tra nồng độ thuốc có trong máu và nên được cho qua đường tĩnh mạch.
  • Những người có đáp ứng kém với thuốc đồng vận beta đường phung có thể sẽ được cho thuốc dùng qua đường tĩnh mạch chẳng hạn như terbutaline hoặc epinephrine.
  • Bạn sẽ phải được theo dõi trong vòng ít nhất 7 giờ khi các xét nghiệm đã hoàn tất và có kết quả. Bạn sẽ được theo dõi các dấu hiệu tiến triển hoặc nặng hơn của bệnh.
  • Nếu đáp ứng tốt với điều trị, có thể bạn sẽ được xuất viện. Nên cảnh giác đề phòng các triệu chứng có thể quay lại trong vòng 7 giờ kế tiếp. Nếu các triệu chứng quay lại hoặc trở nặng hơn, hãy quay lại phòng cấp cứu ngay lập tức.
  • Đáp ứng của bạn với điều trị sẽ được theo dõi qua lưu lượng đỉnh.
Trong một số trường hợp, bạn có thể sẽ bị giữ lại bệnh viện để được theo dõi cẩn thận và điều trị để tình trạng không trở nên nặng hơn. Những tình huống cần phải nhập viện bao gồm:
  • Cơn hen rất nặng hoặc không đáp ứng tốt với điều trị.
  • Chức năng phổi kém trên phế dung ký.
  • Tăng nồng độ CO2 và giảm nồng độ Oxy trong máu.
  • Có tiền sử phải nhập viện hoặc phải dùng máy giúp thở trong cơn hen
  • Những bệnh nặng khác có thể gây nguy hiểm cho sự hồi phục của bạn
  • Những bệnh nặng về phổi hoặc tổn thương phổi, như viêm phổi hoặc tràn khí màng phổi (xẹp phổi).
Nếu bạn được chẩn đoán là hen lần đầu tiên, có thể bạn sẽ được bắt đầu chế độ điều trị và theo dõi. Bạn sẽ được cho 2 loại thuốc:
  • Thuốc dùng để kiểm soát: dùng để kiểm soát trong thời gian dài bệnh hen kéo dài, giúp làm giảm tình trạng viêm ở phổi, là nguyên nhân đứng sau gây ra những cơn hen. Bạn phải dùng những loại thuốc này hằng ngày cho dù là có triệu chứng hay không.
  • Thuốc dùng để cắt cơn: dùng để kiểm soát trong thời gian ngắn các cơn hen. Chỉ được dùng khi đang có triệu chứng hoặc có vẻ nhưng sắp lên cơn hen, chẳng hạn như khi bạn đang bị nhiễm trùng đường hô hấp.
Kế hoạch điều trị cũng bao gồm những phần sau:
  • Nhận biết được những tác nhân gây dị ứng và tránh xa chúng hết mức có thể.
  • Tái khám thường xuyên.
  • Sử dụng lưu lượng đỉnh
Ở những lần tái khám, bác sĩ sẽ xem xét lại tình trạng của bạn
  • Bác sĩ sẽ hỏi bạn về tần số và độ nặng của cơn hen, sử dụng thuốc điều trị, và giá trị lưu lượng đỉnh.
  • Cũng có thể bạn sẽ được kiểm tra chức năng phổi để xem mức độ đáp ứng của phổi đối với điều trị.
  • Đây cũng là thời điểm tốt nhất để thông báo về những tác dụng phụ của thuốc và những vấn đề mà bạn gặp phải đối với việc điều trị.
Bạn và bác sĩ phải cùng nhau xây dựng kế hoạch để đối phó với sự xuất hiện của các cơn hen. Bảng kế hoạch sẽ bao gồm những chi tiết sau:
  • Cách dùng thuốc kiểm soát
  • Cách dùng thuốc điều trị trong trường hợp có cơn hen
  • Nên làm gì nếu thuốc điều trị không có tác dụng ngay lập tức.
  • Khi nào cần gọi bác sĩ
  • Khi nào cần đến trực tiếp phòng cấp cứu.
Các loại thuốc
Những loại thuốc kiểm soát  giúp làm hạn chế quá trình viêm có thể dẫn đến cơn hen cấp.
  • Thuốc đồng vận beta tác dụng kéo dài: loại thuốc này có tính chất hóa học tương tự như adrenaline, một loại hormon được sản xuất bởi tuyến thượng thận. Thuốc đồng vận beta tác dụng kéo dài dạng xịt giúp giữ thông đường thở trong vòng 12 giờ hoặc hơn. Nó làm giãn các cơ của đường thở, giãn đường thở và giảm sức đề kháng của luồng khí thở ra, giúp thở dễ hơn. Chúng cũng giúp giảm viêm, nhưng không có tác dụng trên nguyên nhân thật sự của cơn hen. Tác dụng phụ của loại thuốc này là nhịp tim nhanh và run. Một số loại thuốc thuộc loại này là Salmeterol (Serevent) và formoterol (Foradil).
  • Corticoid dạng hít là loại thuốc chính trong nhóm này. Chúng có tác dụng cục bộ tập trung trên đường thở, với rất ít phản ứng phụ xảy ra ở ngoài phổi. Một số loại thuốc thuộc loại này là: Beclomethasone (Vancenase, Beclovent) và triamcinolone (Nasacort, Atolone).
  • Ức chế leukotrien. Leukotrien là một chất hóa học mạnh giúp tăng phản ứng viêm xuất hiện trong cơn hen cấp. Bằng các ức chế tác dụng của nó, thuốc sẽ làm giảm viêm. Thuốc ức chế leukotrien được xem là phòng tuyến thứ 2 chống lại hen và thường được dùng nếu hen không quá nặng đến mức cần phải cùng corticoids đường uống. Một số loại thuốc ức chế leukotrien bao gồm: Zileuton (Zyflo), zafirlukast (Accolate), và montelukast (Singulair).
  • Methylxanthine. Là nhóm thuốc có tính chất hóa học tương tự như như caffein. Methylxanthine là thuốc dãn phế quản tác dụng kéo dài. Đã từng có thời gian methylxanthine được dùng phổ biến để điều trị hen. Ngày nay, vì những tác dụng phụ tương tự như caffein biểu hiện một cách rõ rệt nên chúng ít được dùng hơn. Một số loại methylxanthine bao gồm Theophylline và aminophylline.
  • Natri Cromolyn là một loại thuốc khác có thể dùng để phòng ngừa sự phóng thích những chất hóa học gây ra quá trình viêm có liên quan đến hen. Loại thuốc này đặc biệt hữu ích cho những người lên cơn hen do tiếp xúc với một số chất gây dị ứng. Khi được sử dụng thường xuyên trước khi tiếp xúc với các dị ứng nguyên, Natri Cromolyn có thể ngăn ngừa tiến triển thành cơn hen. Tuy nhiên, không dùng loại thuốc này nếu như cơn hen đã khởi phát.
Những loại thuốc dùng để cắt cơn hen. Dùng khi cơn hen đã bắt đầu khởi phát. Không được dùng để thay thế những loại thuốc kiểm soát. Không được ngừng những loại thuốc dùng kiểm soát trong suốt đợt hen cấp.
  • Thuốc đồng vận beta tác dụng ngắn là loại thuốc được dùng phổ biến nhất trong nhóm này. Thuốc đồng vận beta tác dụng ngắn dạng xịt cho tác dụng rất nhanh chóng, trong vòng vài phút, giúp khai thông đường thở và tác dụng thường kéo dài trong 4 giờ. Albuterol (Proventil, Ventolin) thường được dùng nhiều nhất.
  • Thuốc kháng cholinergic: thuốc kháng cholinergic dạng xịt giúp mở thông đường thở, tương tự với tác dụng của thuốc đồng vận beta. Thuốc kháng cholinergic dạng xịt cho tác dụng hơi chậm hơn đồng vận beta nhưng tác dụng lại kéo dài hơn, thường được dùng chung với đồng vận beta để cho hiệu quả cao hơn là sử dụng một mình. Ipratropium bromide (Atrovent) là một loại thuốc kháng cholinergic hiện đang được sử dụng.
   Tuân thủ điều trị
Nếu đang được điều trị tại phòng cấp cứu, bạn sẽ được xuất viện nếu như đáp ứng tốt với điều trị.
  • Bạn sẽ được yêu cầu đến tái khám tại phòng khám của bác sĩ chuyên khoa vào ngày hôm sau hoặc sau 2 ngày nữa.
  • Nếu triệu chứng quay trở lại, hoặc bạn bắt đầu cảm thấy tệ hơn, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ hoặc quay trở lại phòng cấp cứu.
Hen là một loại bệnh kéo dài nhưng có thể kiểm soát được. Sự tham gia của bạn trong quá trình điều trị mang tính chất rất quan trọng
  • Uống trực tiếp những thuốc được kê toa, cả những loại thuốc dùng để kiểm soát cũng như những loại thuốc dùng để cắt cơn.
  • Đến tái khám định kỳ theo lịch
  • Tránh những tác nhân gây dị ứng.
  • Bỏ hút thuốc
  • Bằng cách tuân thủ những bước trên, bạn có thể hạn chế được tần số và độ nặng của cơn.
Phòng ngừa
Bạn cần phải biết cách phòng ngừa và hạn chế sự xuất hiện của cơn trong tương lai
  • Nếu cơn hen xảy ra do những tác nhân gây dị ứng, nên tránh chúng hết mức có thể.
  • Tiếp tục sử dụng thuốc sau khi ra viện. Đây là điều tối quan trọng. Mặc dùng những triệu chứng của cơn hen cấp có thể đã hết sau khi được điều trị đúng cách nhưng bệnh hen thì không bao giờ khỏi được.
Tiên lượng
Hầu hết những bệnh nhân hen có thể kiểm soát được tình trạng của mình nếu hợp tác tốt với bác sĩ và tuân thủ chế độ điều trị một cách cẩn thận.
Những bệnh nhân không đến khám hoặc không tuân thủ đúng điều trị thường sẽ bị nặng hơn và bị suy giảm các chức năng bình thường của mình.