Tìm kiếm Blog này

Thứ Bảy, 22 tháng 1, 2011

Trí nhớ

►Định nghĩa
Trí nhớ là khả năng lưu giữ, tái hiện thông tin, sử dụng thông tin trong lĩnh vực ý thức, tập tính, kỹ năng học tập, lao động.

►Phân loại trí nhớ
►Cơ chế
 


chức năng trris tuệ của vỏ não




CƠ SỞ SINH LÝ CỦA HOẠT ĐỘNG CẢM XÚC
►Định nghĩa
Cảm xúc là thái độ chủ quan của con người hay động vật đối với các sự kiện và hiện tượng của môi trường xung quan, là một trong những hoạt động tâm thần được chi phối bởi nhiều cấu trúc thần kinh, nhiều chất hoá thần kinh và một số hormon. Rối loạn hoạt động của những hệ thống này sẽ là cơ sở gây ra một số bệnh tâm thần.

►Định nghĩa
►Phân loại
►Vai trò của cấu trúc thần kinh trong hoạt động cảm xúc
►Vai trò của các chất hoá thần kinh và hormon trong hoạt động cảm xúc
 




Giải phẫu chức năng bộ máy sinh sản




SINH LÝ SINH DỤC VÀ SINH SẢN NAM
►Giải phẫu chức năng bộ máy sinh sản nam

Hình. Cấu tạo bộ máy sinh dục nam
1. Bìu

Tinh hoàn
Chia thành nhiều thuỳ bằng các vách xơ, mỗi thuỳ có nhiều ống sinh tinh nhỏ ngoằn ngoèo, thành ống được cấu tạo bởi 2 loại tế bào là tế bào Sertoli và các tế bào dòng tinh tham gia vào quá trình sản sinh tinh trùng.
    1. Xen kẽ giữa các ống sinh tinh là các tế bào Leydig sản xuất testosteron và các mạch máu
2. Dương vật
Dương vật có chức năng bài xuất nước tiểu, giao hợp và phóng tinh. Phần gốc dính vào bìu-mu háng, tận cùng là quy đầu. Bên trong chứa ống phóng tinh , hai thể hang và một thể xốp. Thể xốp cấu tạo bởi mô cương (mô liên kết-cơ, chứa những hốc máu, động mạch lò xo, tiểu động mạch và tĩnh mạch có các cấu trúc hãm tạo thành các van). Thể hang có nhiều hốc máu.
3. Hệ thống ống sinh sản nam: ống mào tinh hoàn, ống dẫn tinh, ống xuất tinh, niệu đạo
Ống mào tinh là hệ thống ống dài 6m, cấu tạo bởi biểu mô trụ giả tầng, các lông tiết cứng bề mặt giúp cho việc hấp thu dịch thừa từ tinh hoàn và vận chuyển chất dinh dưỡng, giúp tinh trùng có khả năng di động. Khi có kích thích, co cơ trơn đẩy dịch từ mào tinh vào ống dẫn tinh. Nếu tinh trùng ở quá lâu >20 ngày sẽ bị thực bào tiêu hủy.
Ống dẫn tinh và ống xuất tinh: từ mào tinh hoàn chui qua lỗ bẹn, vòng trước xương mu rồi thành được cấu tạo bởi lớp sợi chun, cơ trơn sinh tinh, tinh trùng sống vài tuần nhưng khi  phóng  ra ngoài, sống tối đa từ 24-48 giờ.
4. Các tuyến sinh dục phụ

Tuyến tiền liệt
Bài tiết dịch tiền liệt tuyến có pH = 6,5, nhiều acid amin, ion calci,  enzym, phosphatase, tác dụng vào fibrinogen làm đông nhẹ tinh dịch ở đường sinh dục nữ, giữ tinh trùng nằm sát cổ tử cung.

5. Tinh dịch
Tinh dịch đồ
Nguồn gốc
Chức năng
Tinh trùng Ống sinh tinh Thụ tinh với noãn, mật độ >20 x 106/ml, hình thái bình thường >= 30%, tỉ lệ di động     tiến tới nhanh >=25%.
Fructose Túi tinh Cung cấp năng lượng cho di chuyển  tinh trùng
VitaminC Túi tinh Thành phần dinh dưỡng
Acid citric Tuyến tiền liệt Thành phần dinh dưỡng, tạo pH
Chất nhày Tuyến hành niệu đạo Làm trơn
Fibrinogen Tuyến tiền liệt Làm đông tinh dịch
Enzym đông Tuyến tiền liệt Chuyển fibrinogen thành fibrin, tinh dịch đông dính vào cổ tử cung và âm đạo
Prostaglandin Túi tinh Tăng co bóp nhu động của đường sinh dục nữ để đẩy tinh trùng về phía loa vòi tử cung, giảm độ quánh của chất nhày cổ tử cung
Fibrinolysin Tan fibrin
Hệ đệm Tuyến tiền liệt, tuyến hành niệu đạo Tạo pH 7,2-7,6 trung hòa với pH acid của âm đạo, bảo vệ tinh trùng
Nước Tất cả các tuyến

►Sinh lý sinh sản nam
►Rối loạn hoạt động chức năng sinh sản
 




Sinh lý sinh sản




GIỚI THIỆU
Mục tiêu học tập: Sau khi học xong bài này, sinh viên có khả năng
  1. Trình bày được đặc điểm cấu trúc chức năng của hệ thống sinh dục và sinh sản nam (tinh hoàn, dương vật, tuyến sinh dục phụ, tinh dịch).
  2. Trình bày được chức năng sinh lý của hệ thống sinh dục – sính sản nam (sản sinh tinh trùng, đáp ứng hệ thống sinh dục nam, điều hòa chức năng tinh hoàn và vai trò của testosteron).
  3. Trình bày được đặc điểm cấu trúc chức năng của hệ thống sinh dục và sinh sản nữ (buồng trứng, tử cung, âm đạo, tuyến vú).
  4. Trình bày được chức năng sinh lý của hệ thống sinh dục – sính sản nữ (sản sinh noãn, phóng noãn, chu kỳ kinh nguyệt, đáp ứng hệ thống sinh dục nữ và vai trò của estrogen, progesteron).
  5. Trình bày được nguyên nhân và những thay đổi trong giai đoạn dậy thì, mãn kinh.
  6. Trình bày được quá trình thụ tinh, mang thai và sự phát triển thai nhi.
  7. Kể tên, nêu cơ chế tác dụng của các biện pháp tránh thai.
Hình thành giới tính
Hệ thống sinh dục - sinh sản có chức năng sinh ra, kết hợp tinh trùng và noãn tạo thành hợp tử rồi phát triển thành cơ thể con.
Bộ nhiễm sắc thể của người có 46 nhiễm sắc thể. Sự di truyền giới tính phụ thuộc vào cặp nhiễm sắc thể số 23 (nam là XY, nữ là XX)

Các đặc điểm hình thái giới tính bắt đầu xuất hiện từ tuần thứ 7-8 của thời kỳ bào thai với vai trò của gen TDF (tạo ra yếu tố biệt hóa mầm sinh dục trung tính thành tinh hoàn)
Tế bào Leydig bài tiết testosteron phát triển ống Wolff thành ống sinh dục phụ, cơ quan sinh dục ngoài. Tế bào Sertoli bài tiết chất ức chế ống Muller ức chế hình thành tử cung, âm đạo trong, ống Fallop
Một số cấu trúc thuộc cơ quan sinh dục ngoài của nam và nữ có ý nghĩ tương đương như dương vật ~ âm vật; bìu ~ môi lớn…
Tuần thứ 28 tinh hoàn được đưa xuống bìu

►Từ sơ sinh đến trước dậy thì: không hoạt động
►Dậy thì
- Là thời kỳ biến động lớn về thể chất, tâm lý và hoạt động chức năng của hệ sinh sản.
Nam:
- Xuất hiện đặc tính sinh dục thứ phát:
Phát triển nhanh về chiều cao cân nặng, cơ thể cứng cáp, cơ bắp, khung chậu hẹp
Vỡ giọng, mọc ria mép, lông nách, mu… Tâm lý mạnh mẽ, libido
- Hoạt động của tuyến sinh dục (tinh hoàn)
Mốc đánh dấu tuổi dậy thì bắt đầu: thể tích tinh hoàn, bìu tăng, xuất hiện tinh trùng trưởng thành trong tinh dịch đồ, lần xuất tinh đầu tiên là mốc dậy thì hoàn toàn
- Cơ chế:
Thần kinh: vùng limbic trưởng thành hay “chín” sẽ kích thích vùng dưới đồi bài tiết đủ lượng GnRH và phát động hoạt động trục: vùng dưới đồi - tuyến yên - tuyến sinh dục dẫn đến dậy thì.
Nữ
- Phát triển nhanh về chiều cao cân nặng, cơ thể cân đối, mềm mại, thân hình có đường cong do lớp mỡ dưới da phát triển đặc biệt ở ngực, mông, khung chậu nở rộng hơn.
- Xuất hiện đặc tính sinh dục thứ phát
Hệ thống lông mu, lông nách phát triển. Giọng nói trong hơn. Tâm lý cũng có những biểu hiện như hay tư lự và thường ít nghịch ngợm hơn, ý tứ hơn trong cách cư xử...
- Hoạt động của tuyến sinh dục (buồng trứng)
+ Sinh giao tử và bắt đầu có khả năng sinh con.
  •  Tuyến vú phát triển. Dậy thì hoàn toàn được đánh dấu bằng lần có kinh đầu tiên
Sinh sản:  Khác biệt giữa hai giới
Nam: Không có chu kỳ
Nữ: Có chu kỳ
Hậu sinh sản
Nam: Tiếp tục hoạt động nh­ưng giảm dần
Nữ: Ngừng hoạt động  :Mãn kinh
- Mãn kinh là hiện tượng người phụ nữ ở tuổi 40-50 hết kinh, không phóng noãn.
- Nguyên nhân : Giảm chức năng buồng trứng, giảm estrogen, không phóng noãn.
  • Biểu hiện: Buồng trứng teo nhỏ, thoái hoá; tử cung, cổ tử cung teo nhỏ, không có kinh nguyệt; âm đạo mỏng, hẹp, ngắn, kém đàn hồi, ít tiết dịch nên giao hợp khó và đau, pH ít acid hơn do vậy dễ chấn thương, dễ nhiễm khuẩn; ngực trở nên phẳng và nhẽo do teo các mô đệm và ống dẫn sữa; giảm mô mỡ ở vùng xương mu, lông thưa hơn; dáng người không nhanh nhẹn, lớp  mỡ dưới da phát triển mạnh ở vùng bụng làm tỷ lệ vòng eo/mông tăng; tính tình dễ thay đổi, hay buồn bực cáu gắt; có cơn bốc nóng lên mặt hoặc vã mồ hôi vào ban đêm do rối loạn thần kinh tự chủ; tăng nguy cơ mắc bệnh loãng xương, viêm âm đạo, bàng quang, xơ vữa động mạch.
 




sinh lý nội tiết




ĐẠI CƯƠNG VỀ HỆ NỘI TIẾT VÀ HORMON
►Định nghĩa
1 Định nghĩa tuyến nội tiết
Khác với tuyến ngoại tiết như tuyến nước bọt, tuyến tụy ngoại tiết, tuyến dạ dày… là những tuyến có ống dẫn, chất bài tiết được đổ vào một cơ quan nào đó qua ống tuyến, tuyến nội tiết lại là những tuyến không có ống dẫn, chất bài tiết được đưa vào máu rồi được máu đưa đến các cơ quan, các mô trong cơ thể và gây ra các tác dụng ở đó.
Các tuyến nội tiết chính của cơ thể gồm vùng dưới đồi, tuyến yên, tuyến giáp, tuyến cận giáp, tuyến tụy nội tiết, tuyến thượng thận, tuyến sinh dục nam và nữ, rau thai (hình 13.1).

Hình 13.1.  Các tuyến nội tiết
2. Định nghĩa hormon
Hormon là những chất hoá học do một nhóm tế bào hoặc một tuyến nội tiết bài tiết vào máu rồi được máu đưa đến các tế bào hoặc mô khác trong cơ thể và gây ra các tác dụng sinh lý ở đó.

►Phân loại hormon
►Bản chất hoá học của hormon
►Chất tiếp nhận hormon tại tế bào đích (receptor)
►Cơ chế tác dụng của hormon
►Cơ chế điều hoà bài tiết hormon
►Định lượng hormon
 




sinh lý thần kinh




GIỚI THIỆU
 > Hệ thống cảm giác tiếp nhận được những thông tin từ môi trường bên ngoài cũng như bên trong cơ thể bao gồm cảm giác khách quan và cảm giác chủ quan.
Cảm giác chủ quan là cảm giác do bản thân mỗi người cảm thấy, rất khó cắt nghĩa bằng sự rối loạn hay tổn thương một đường cảm giác riêng biệt nào.
Cảm giác khách quan là cảm giác do các bác sỹ khám, phát hiện được bao gồm: (1) cảm giác thân thể (somatic sensory) gồm có xúc giác, nóng lạnh, đau (cảm giác nông) và cảm giác ở xương, khớp (cảm giác sâu); (2) các giác quan đặc biệt như vị giác, khứu giác, thị giác, thính giác

> Mọi cảm giác đặc trưng bởi bộ phận nhận cảm, đường dẫn truyền, trung tâm phân tích, xử lý thông tin trong hệ thần kinh trung ương. Đối với từng hệ thống cảm giác, mức độ cảm giác phụ thuộc nhiều vào đặc điểm của tác nhân kích thích và đặc tính của receptor tiếp nhận và bản thân cảm nhận chủ quan của từng cá thể.
 




sinh lý bộ máy tiêu hóa




PHÂN BỐ MẠCH MÁU, THẦN KINH Ở BỘ MÁY TIÊU HOÁ
►Sự phân bố thần kinh trong ống tiêu hoá
Hoạt động của ống tiêu hoá chịu sự điều hoà của hệ thống thần kinh tự chủ (gồm thần kinh phó giao cảm và thần kinh giao cảm) và hệ thần kinh ruột.
- Thần kinh phó giao cảm:
+ Nhân vận động dây X ở hành não cho các sợi theo dây X đi đến đoạn dưới thực quản, dạ dày, ruột non và manh tràng, đại tràng lên, đại tràng ngang.
+ Đoạn cùng của tuỷ sống (C2-C4) cho các sợi theo dây thần kinh chậu đi đến đại tràng xuống, đại tràng sigma, trực tràng và ống hậu môn.
Các sợi thần kinh phó giao cảm tạo synap với các tế bào hạch của hệ thần kinh ruột. Các sợi tiền hạnh phó giao cảm bài tiết acetylcholin.
- Thần kinh giao cảm: Các sợi thần kinh giao cảm xuất phát từ đoạn tuỷ sống thắt lưng rồi tạo synap với các hạch trước cột sống như hạch cổ, hạch mạc treo tràng trên, mạc treo tràng dưới. Các sợi sau hạch giao cảm có thể đến tạo synap với các nơron của hệ thần kinh ruột hoặc trực tiếp đến các mạch máu, các cơ thắt trơn và các hốc Lieberkuhn trong nhung mao ruột.
- Ống tiêu hoá cũng có các sợi cảm giác để tiếp nhận các kích thích cơ học, hoá học và nhiệt độ.
- Hệ thần kinh ruột gồm các nơron có thân tế bào nằm trong thành của ống tiêu hoá. Hệ thần kinh ruột được tổ chức thành hai loại đám rối thần kinh: Đám rối cơ (đám rối Auerbach) khư trú giữa lớp cơ dọc và lớp cơ vòng của thành ống, phân bố thần kinh cho các lớp cơ; đám rối dưới niêm mạc (đám rối Meissner) nằm giữa lớp cơ vòng và lớp dưới niêm mạc, phân bố thần kinh cho niêm mạc.
Hệ thần kinh ruột cũng được gọi là “bộ não nhỏ” của ruột vì nó được tổ chức như một hệ thần kinh độc lập gồm các nơron cảm giác, nơron trung gian và nơron vận động với các con đường phản xạ và những chương trình vận động được thiết lập sẵn. Số lượng nơron của hệ thần kinh ruột vào khoảng 100 triệu, gần bằng số nơron của tuỷ sống.
Hoạt động của hệ thần kinh ruột có thể bị biến đổi (modified) bởi hệ thần kinh tự chủ, tuy nhiên một số lượng rất lớn nơron thần kinh ruột không nhận thông tin trực tiếp từ các sợi thần kinh giao cảm hoặc phó giao cảm vì hầu hết nơron thần kinh ruột là nơron trung gian có chức năng tích hợp, do đó các thông tin cảm giác có thể được xử lý trong hệ thần kinh ruột hoàn toàn độc lập với hệ thần kinh trung ương.
Hệ thần kinh ruột không chỉ kiểm soát sự co hoặc giãn các cơ, kiểm soát lưu lượng máu mà còn điều hoà hoạt động bài tiết của các tế bào biểu  mô ống tiêu hoá. Hệ thần kinh ruột cũng có những chương trình vận động được thiết lập sẵn cho các vận động nhu động, co bóp theo phân đoạn, nôn và đại tiện.

►Phân bố mạch máu
 




sinh lý thần kinh



GIỚI THIỆU
 > Hệ thống cảm giác tiếp nhận được những thông tin từ môi trường bên ngoài cũng như bên trong cơ thể bao gồm cảm giác khách quan và cảm giác chủ quan.
Cảm giác chủ quan là cảm giác do bản thân mỗi người cảm thấy, rất khó cắt nghĩa bằng sự rối loạn hay tổn thương một đường cảm giác riêng biệt nào.
Cảm giác khách quan là cảm giác do các bác sỹ khám, phát hiện được bao gồm: (1) cảm giác thân thể (somatic sensory) gồm có xúc giác, nóng lạnh, đau (cảm giác nông) và cảm giác ở xương, khớp (cảm giác sâu); (2) các giác quan đặc biệt như vị giác, khứu giác, thị giác, thính giác

> Mọi cảm giác đặc trưng bởi bộ phận nhận cảm, đường dẫn truyền, trung tâm phân tích, xử lý thông tin trong hệ thần kinh trung ương. Đối với từng hệ thống cảm giác, mức độ cảm giác phụ thuộc nhiều vào đặc điểm của tác nhân kích thích và đặc tính của receptor tiếp nhận và bản thân cảm nhận chủ quan của từng cá thể.
 




SINH LÝ TIM




SINH LÝ TIM
►Đặc tính cấu trúc - chức năng của tim
Sự phân buồng tim
Các van tim
Sợi cơ tim (tế bào cơ tim)
Hệ thống nút tự động của tim
- Nút xoang (còn gọi là nút xoang - nhĩ, hay S - A “Sinus – Atrium”). Nút xoang nằm ở tâm nhĩ phải, chỗ tĩnh mạch chủ trên đổ vào tâm nhĩ phải. Nút xoang nhận sự chi phối của các sợi thần kinh thuộc hệ giao cảm và phó giao cảm (dây thần kinh số X).
-Nút nhĩ - thất (hay nút A - V “Atrium – Ventricle”). Nút nhĩ - thất nằm ở cơ tâm nhĩ phải, cạnh lỗ xoang tĩnh mạch vành đổ vào tâm nhĩ phải. Nút nhĩ - thất nhận sự chi phối thần kinh của hệ giao cảm và dây X.
- Bó His (hay bó A - V). Bó His truyền xung động từ nhĩ đến thất, đi từ nút nhĩ - thất tới vách liên thất thì chia làm hai nhánh là nhánh phải và nhánh trái, chạy bên dưới nội tâm mạc tới hai tâm thất. Đến tâm thất chúng chia thành các nhánh nhỏ chạy giữa các sợi cơ tim tạo thành mạng lưới Purkinje. Bó His chỉ nhận các sợi của hệ thần kinh giao cảm.


Hình - Hệ thống nút tự động của tim

►Các đặc tính sinh lý của cơ tim
►Chu kỳ hoạt động của tim
►Lưu lượng và công của tim
►Những biểu hiện bên ngoài của chu kỳ tim và một số kỹ thuật thăm dò
►Điều hoà hoạt động tim