Tìm kiếm Blog này

Chủ Nhật, 23 tháng 1, 2011

Sinh lý ddieuf nhiệt II




CUNG PHẢN XẠ ĐIỀU NHIỆT
Thân nhiệt luôn được điều hòa đảm bảo sự cân bằng nội môi nhờ phản xạ điều nhiệt, được thực hiện trên cung phản xạ điều nhiệt cũng gồm có 5 bộ phận.
Bộ phận nhận cảm:  các receptor nóng và lạnh ở da
● Đường truyền vào: xung động theo dây thần kinh về sừng sau tuỷ, bắt chéo sang bên đối diện, dừng ở đồi thị rồi lên vỏ não.
● Trung tâm: vùng hạ đồi thị phía trước có các detector phát hiện nhiệt, phần sau tích hợp các thông tin về nhiệt, so sánh với nhiệt độ chuẩn và phát động các đáp ứng thích hợp. Kích thích phần trước vùng dưới đồi gây ra các đáp ứng chống nóng; kích thích phần sau vùng dưới đồi gây ra các đáp ứng chống lạnh.
● Đường truyền ra: gồm cả đường thần kinh và đường thể dịch.
- Đường thần kinh. Từ vùng dưới đồi > các trung tâm giao cảm ở sừng bên tủy sống > co cơ, giãn mạch, tăng chuyển hóa tế bào. Từ vùng dưới đồi > nơron vận động ở sừng trước tủy > trương lực cơ, gây run, thông khí phổi.
- Đường thể dịch. Vùng dưới đồi > thùy trước tuyến yên (TSH, ACTH) > tuyến giáp, tuyến vỏ thượng thận > chuyển hóa ở các mô.
● Cơ quan đáp ứng: là tất cả các tế bào của cơ thể, đặc biệt là các tế bào cơ, mạch máu, tuyến mồ hôi.
 


CÁC CƠ CHẾ CHỐNG NÓNG
Bài tiết mồ hôi.
● Tăng thông khí
● Giãn mạch da
● Giảm sinh nhiệt. Ức chế run cơ và ức chế sinh nhiệt hoá học dưới tác dụng của catecholamin (adrenalin và noradrenalin).
 






CÁC CƠ CHẾ CHỐNG LẠNH
Co mạch da.
Dựng chân lông. dấu vết (“nổi da gà” khi bị lạnh).
Run cơ.
Sinh nhiệt hoá học
Tăng bài tiết hormon thyroxin.
 






BIỆN PHÁP ĐIỀU NHIỆT RIÊNG CỦA LOÀI NGƯỜI
Loài người còn có những biện pháp để giúp cho việc giữ cho thân nhiệt hằng định, đồng thời đảm bảo cho lao động và sinh hoạt trong môi trường thoải mái hơn như tạo vi khí hậu, chọn quần áo thích hợp, chế độ ăn phù hợp và rèn luyện để tăng khả năng thích nghi.
 






RỐI LOẠN THÂN NHIỆT.
● Sốt. Sốt là trạng thái thân nhiệt cao hơn bình thường, do nhiều nguyên nhân nên. Các chất gây sốt tác động lên trung tâm điều nhiệt làm tăng “nhiệt độ chuẩn” ở vùng dưới đồi, là phản ứng có lợi làm tăng tốc độ các phản ứng hoá học để bảo vệ cơ thể tuy nhiên nếu sốt cao quá và kéo dài  lại gây ra nhiều hậu quả xấu đối với cơ thể nên cần phải dùng thuốc hoặc các biện pháp giảm thân nhiệt như đắp khăn ướt lên trán, bỏ bớt lớp áo quần...
● Say nắng, say nóng. Khi sống trong môi trường quá nắng, nóng cùng với độ ẩm quá cao, cơ thể không thải được nhiệt, gây tình trạng hoa mắt, chóng mặt, choáng váng, da nóng, mê sảng và bất tỉnh, shock tuần hoàn do mất nước và điện giải.
 





 




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét