web là nơi học tập - tham khảo - chia sẻ kinh nghiệm của tất cả cán bộ - sinh viên- học sinh ngành y
Tìm kiếm Blog này
Chủ Nhật, 23 tháng 1, 2011
Sinh lý điều nhiệt
THÂN NHIỆT
- Thân nhiệt là nhiệt độ của cơ thể.
- Thân nhiệt trung tâm đo được ở vùng sâu (trực tràng, miệng, nách) thường ổn định, không phụ thuộc vào điều kiện môi trường
- Thân nhiệt ngoại vị đo được ở vùng vỏ (da), thấp hơn thân nhiệt trung tâm, bị ảnh hưởng bởi môi trường
- Thân nhiệt chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố sinh lý và bệnh lý như tuổi, nhịp ngày đêm, chu kỳ kinh nguyệt, vận cơ, nhiễm khuẩn, suy dinh dưỡng…
SINH NHIỆT
Mọi nguyên nhân làm tăng tiêu hao năng lượng đều làm tăng sinh nhiệt như chuyển hoá cơ sở, vận cơ, tiêu hóa, cơ thể đang phát triển, phụ nữ có thai...
CÁC PHƯƠNG THỨC TRAO ĐỔI NHIỆT
● Truyền nhiệt trực tiếp. Nhiệt được truyền từ vật có nhiệt độ cao sang vật có nhiệt độ thấp hơn qua bề mặt tiếp xúc giữa hai vật, tỷ lệ thuận với diện tích, mức chênh lệch nhiệt và thời gian tiếp xúc giữa hai vật.
● Truyền nhiệt đối lưu. Nhiệt được truyền cho lớp không khí tiếp xúc với bề mặt cơ thể, lớp không khí này nóng lên và được thay thế bằng không khí mát hơn, mức độ truyền nhiệt tỷ lệ với căn bậc hai của tốc độ gió.
● Bức xạ nhiệt. Nhiệt được truyền từ vật nóng hơn sang vật kia mà không cần có chất dẫn truyền và ít chịu ảnh hưởng của nhiệt độ không khí. Lượng nhiệt mất theo bức xạ tỷ lệ với mũ 1/4 của nhiệt độ của vật phát nhiệt.
● Bay hơi nước
Đổ mồ hôi qua da: Khi bốc hơi, nước “kéo theo” một lượng nhiệt ~ 580 Kcal/1 lít nước. Lượng nước bay hơi phụ thuộc vào độ ẩm không khí và gió. Bay hơi nước qua đường hô hấp: là nước do các tuyến tiết nước của niêm mạc đường hô hấp tiết ra để làm ẩm không khí hít vào, phụ thuộc vào thông khí phổi.
● Bilan nhiệt. Cân bằng giữa quá trình sinh nhiệt và quá trình thải nhiệt của cơ thể được thể hiện bằng bilan nhiệt:
Bilan nhiệt = Nhiệt chuyển hóa – nhiệt bay hơi nước ± nhiệt bức xạ ± nhiệt truyền
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét